Bảng Báo Giá Trần Vách Thạch CaoLàm trần vách thạch cao ở hà nộiThợ Thi công Trần Thả

Báo giá thi công trần thả nhựa 60×60 ô vuông 2025 tại Hà Nội và tphcm sài gòn theo m2 trọn gói

Báo giá thi công trần thả nhựa 60×60 3D ô vuông tại Hà Nội và tphcm sài gòn theo m2 trọn gói

Tấm trần nhựa thả PVC hiện là giải pháp khá hữu hiệu giúp cho các bạn có thể trang trí cho ngôi nhà của mình trông đỡ nhàm chán hơn. Hiện tại, sản phẩm này được khá nhiều khách hàng tin dùng.

Tấm trần nhựa thả PVC là gì?

Tấm La phông nhựa/ trần nhựa thả PVC là loại vật liệu được tổng hợp từ bột PVC và các chất phụ gia khác với mục đích tạo độ dai và tăng khả năng chống cháy cho trần nhựa. Trần nhựa thả PVC được coi là giải pháp khá phổ biến đối với người dân bởi những tính năng nổi bật khả năng chống nóng và trọng lượng nhẹ.
Các sản phẩm la phông nhựa/ trần nhựa thả PVC cũng có nhiều màu sắc và đa dạng mẫu mã không hề thua kém so với các tấm trần được làm bằng các vật liệu khác nên khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn cho công trình của mình. Kích thước phổ biến của một tấm trần thả bằng nhựa nổi là 600mm x 600mm. Dạng ô Vuông

QUY CÁCH TẤM TRẦN NHỰA

  • Quy cách: 603 x 1206 – 603 x 603mm
  • Độ dày: 8mm
  • Trọng lượng: 1.85kg/ tấm 603×1206mm
  • Đóng gói: 200mm x 610mm x 1210mm x 20 tấm/ thùng
  • Bề mặt: Bóng mịn ánh kim tuyến

Trần nhựa thả có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm:

  • Chống nước tuyệt đối, không bị ngấm, không thấm nước. Không bị ăn mòn bởi axít, muối… không lo bị hư trần nếu có bị dột.
  • Không mất chi phí sơn bả.
  • Cách âm, chống ồn tương đối tốt.
  • Mẫu mã đa dạng, dễ lau chùi.
  • Che đi khuyết điểm của trần như dây điện, ống nước, mái tôn.
  • Dễ dàng tháo tấm ra thay thế hoặc sửa chữa trần và những thứ trên trần như ống nước, điện.
  • Giá cả hợp lý, giá thấp hơn trần  thạch cao chìm nhưng vẫn đẹp.
  • Độ bền cao, có thể lên tới 30 năm.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển, dễ thi công, thi công nhanh.

Nhược điểm:

  • Cách nhiệt kém hơn trần thạch cao thả.
  • Không sang trọng, tinh tế bằng trần thạch cao giật cấp.
  • Có thể bị bám bụi nếu môi trường bui bặm nhiều, như ở gần khu khai thác đá.
  • Nếu làm quá sát mái tôn thì về lâu về dài có thể khiến tấm nhựa bị vênh.
  • Dễ bị thủng lỗ nếu có vật gì cứng đụng phải.

Tìm hiểu 3 loại trần thả : Thạch cao – Nhựa – Nhôm

Trần thả là kiểu trần nhà giả có bề mặt phẳng đồng nhất và được chia thành nhiều ô nhỏ với kích thước phổ biến là 600×600 (mm). Kiểu trần này có cấu tạo hai phần: khung xương và tấm thả. Khung xương là phần kim loại, chúng bao gồm các thanh xương liên kết với nhau tạo thành giá đỡ cho hệ trần. Tấm thả được thả trực tiếp vào các ô vuông trên khung giá đỡ.

Trần thả với kỹ thuật thi công đơn giản nên quá trình sửa chữa các hư hỏng cũng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi cần sửa chữa các thiết bị phía trên, bạn có thể chủ động nhấc tấm tại các vị trí cần tiến hành sửa chữa và đặt lại chúng sau khi hoàn thiện.

Trần thả thạch cao

Là kiểu trần thả có các tấm sử dụng được làm bằng chất liệu thạch cao

Ưu điểm

Các tấm thả thạch cao mang màu trắng sáng nên chúng góp phần tạo nên vẻ đẹp tươi mới cho cả không gian nhà. Ngoài ra, các tấm thạch cao còn có các đặc tính: chống cháy, chống nóng, giảm ồn, không cong vênh, không sinh bụi bẩn, an toàn với sức khỏe con người.

Tấm thạch cao thả phổ biến nhất hiện nay là tấm Gyproc với hai loại: tấm thả phủ nhựa (tấm tiêu chuẩn) và tấm chịu nước. Giá thi công trần thả thạch cao rẻ hơn so với các loại trần khác, giá trần thả 60×60 dao động từ 140.000đ – 160.000đ tùy thuộc chất liệu vật tư và diện tích thi công.

Nhược điểm

Thạch cao vốn không bền khi gặp nước, nếu nước ứ đọng hay tiếp xúc nhiều trên bề mặt tấm sẽ gây hiện tượng bong tróc lớp giấy bề mặt, ố mốc tấm và lâu ngày sẽ khiến tấm vỡ vụn vừa gây mất thẩm mỹ, vừa khiến vi khuẩn sinh sôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, trần thạch cao thả chỉ được thi công ở những không gian phòng khô thoáng và không được sử dụng ngoài trời.

Trần thạch cao thả nổi mang vẻ đẹp trang nhã, đơn giản nên chúng không đáp ứng được các yêu cầu về vẻ đẹp không gian cần sang trọng, cao cấp…

Trần thả nhựa

Là kiểu trần sử dụng tấm thả được là bằng chất liệu nhựa.

Ưu điểm

Các tấm thả nhựa được thiết kế đa dạng với các bản tấm đơn sắc, tấm in hoa văn và đặc biệt là tấm thả nhựa 3d với vẻ đẹp tinh tế và rất được ưa chuộng cho phòng khách.

Trần nhựa không bị hư hỏng khi gặp nước, do bề mặt tấm trơn bóng không thẩm thấu nước nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng trần thả nhựa mà không lo ẩm mốc, mối mọt. Với tính năng chịu nước, nên loại trần này ứng dụng thi công trong nhà và ngoài trời như các mái hiên, ban công. Thêm vào đó, trần nhựa thả rất dễ vệ sinh, lau chùi.

Giá trần thả nhựa dao động khoảng 180.000đ – 220.000đ/m2.

Nhược điểm

Tính năng cách âm, cách nhiệt của trần nhựa kém hơn so với các vật liệu khác. Để khắc phục nhược điểm này, khi thi công bạn cần bổ sung thêm lớp lót xốp giúp chống nóng, giảm ồn.

Nếu tiếp xúc năng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng xuống màu tấm thả nhựa hoặc chênh lệch nhiệt độ cao có thể gây đến cong vênh tấm.

Trần thả nhôm

Là kiểu trần trang trí sử dụng các tấm hợp kim nhôm cao cấp 60×60

Ưu điểm

Là kiểu trần với thiết kế mới lạ, mang phong cách hiện đại đem lại không gian nhà sang trọng và độc đáo với giá trị thẩm mỹ cao.

Chất liệu hợp kim nhôm cao cấp mang tính kế thừa và phát huy được các ưu điểm của trần thạch cao và trần nhựa: chịu nước, không ẩm mốc hay mối mọt, không bị han gỉ, không dẫn điện, cách âm, cách nhiệt, chống cháy hiệu quả. Loại trần này được sử dụng cho không gian ngoài trời lẫn trong nhà.

Tiện lợi khi thi công, sửa chữa hay khi cần vệ sinh, lau chùi bề mặt trần. Ngoài ra, trần nhôm thả 600×600  có tuổi tho nên đến vài chục năm sử dụng.

Nhược điểm

Trần nhôm là trần được làm hoàn toàn bằng kim loại, tuy bề mặt tấm có phủ lớp sơn tĩnh điện. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên thiếu an toàn nếu có cọ xát mạnh bề mặt tấm làm bong tróc lớp sơn.

Giá trần thả nhôm đạt hơn so với trần thạch cao và trần nhựa. Giá dao động từ 300.000đ – 500.000đ.

Ngoài 3 loại trần trên còn có trần thả gỗ. Nhưng trần gỗ ít phổ biến và chúng không được sản xuất sẵn mà chờ đặt khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là các loại trần thả đang được sử dụng nhiều trên thị trường. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết lựa chọn chất liệu trần thả nào cho phù hợp thì hãy gọi cho chúng tôi:

Ứng dụng trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả là loại trần được lắp đặt bằng cách thả các tấm thạch cao vào khung xương cố định sẵn. Loại trần này có nhiều ứng dụng đa dạng nhờ tính linh hoạt, dễ thi công và bảo trì.

Trong văn phòng, trần thạch cao thả được sử dụng phổ biến để che giấu hệ thống dây điện, đèn chiếu sáng và hệ thống điều hòa, giúp tạo nên không gian gọn gàng, chuyên nghiệp. Khi cần bảo dưỡng hoặc thay đổi hệ thống kỹ thuật, trần thả dễ dàng tháo dỡ và lắp lại mà không ảnh hưởng đến cấu trúc chung.

Tại trung tâm thương mại và siêu thị, mẫu trần này cũng là lựa chọn tuyệt vời nhờ linh hoạt trong việc thiết kế và cho phép thay đổi không gian mà không cần phá dỡ nhiều. Hơn nữa, trần thả còn tạo sự thông thoáng cho các hệ thống điều hòa không khí và hệ thống đèn chiếu sáng, giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của các thiết bị.

Trong các nhà xưởng và nhà kho, trần thạch cao thả giúp kiểm soát độ cao trần, tạo ra không gian làm việc an toàn, đồng thời có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, phù hợp với môi trường công nghiệp.

Đối với trường học và bệnh viện, trần thả giúp tạo không gian sạch sẽ, gọn gàng, dễ bảo trì, đảm bảo vệ sinh và thuận tiện khi cần sửa chữa hệ thống chiếu sáng hoặc điều hòa. Loại trần này góp phần đảm bảo an toàn và sự tiện nghi trong các không gian yêu cầu cao về môi trường làm việc và học tập.

Đối với Trần Nhà ở gia đình – Khả năng chống nóng tối ưu, có thể ngăn được khoảng 95% – 97% bức xạ nhiệt ở ngoài trời, từ đó hạn chế và ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt. – Khả năng cách âm, chống ồn khá tốt, có tính chịu nước và chống cháy cao. – Không bị ẩm mốc hay mối mọt, tuổi thọ cao.

Với những ưu điểm về tính tiện lợi, thẩm mỹ và dễ dàng bảo trì, trần thạch cao thả là lựa chọn phù hợp cho nhiều công trình và không gian khác nhau.

Báo giá thi công trần nhựa thả trọn gói mới nhất 2025

Giá thi công trần nhựa thả bao nhiêu tiền 1 m2?

Nếu như quý khách đang thắc mắc trần nhựa giá bao nhiêu 1 m2? Thì hiện nay, giá trần nhựa thường dao động chỉ từ 155.000 vnđ/m2 – 200.000 vnđ/m2. Cũng vì mức giá phải chăng như vậy nên trần nhựa được đánh giá là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho những gia chủ có mức thu nhập trung bình – khá.

Bảng giá thi công trần nhựa thả theo m2

Phân loại Phạm vi áp dụng (theo diện tích) Đơn giá (vnđ/m2)
Trần nhựa thả đẹp Trên 100m2 170,000
Trần nhựa thả đẹp Từ 70 đến 100m2 175,000
Trần nhựa thả đẹp Từ 40 đến 40m2 180,000
Trần thả nhựa đẹp Từ 20 đến 40m2 190,000
Trần thả nhựa đẹp Dưới 20m2 Thỏa thuận

Hướng dẫn cách làm trần thả bằng tấm nhựa pvc

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bước cơ bản để đóng trần thả với khung treo trần và tấm nhựa pvc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

1 Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

Đầu tiên, ta cần chuẩn bị vật tư và dụng cụ thi công trần thả nhựa. Để xác định số lượng vật tư vừa đủ cho công trình thì người thợ cần đo đạc và ước tính chiều dài, chiều rộng của mặt trần cần lắp.

Dụng cụ thi công trần thả nhựa
  • Máy khoan.
  • Máy bắn vít.
  • Vít Inox.
  • Máy đo laser.
  • Máy cắt.
  • Dao rọc giấy.
  • Bút đánh dấu.
  • Thang gấp.
  • Đinh và búa.
Vật tư thi công trần nhựa thả
  • Thanh chính: Đây là thanh chịu lực, được treo lên trần bằng ty treo.
  • Ty treo trần thả: Một bộ gồm bát treo, tăng đơ, móc treo T-bar.
  • Thanh phụ: Thanh này được lắp vào thanh chính theo góc vuông để tạo kiểu dáng theo yêu cầu.
  • Thanh viền tường: Đây là thanh chữ v nằm ở vị trí viền khung, được cố định vào tường hoặc vách.

2 Đo kích thước và xác định độ cao trần nhà

Xác định vị trí lắp đặt trần dựa trên loại mái (mái tôn hoặc mái bê tông). Khoảng cách giữa trần và đỉnh mái cần tuân thủ các tiêu chuẩn như 1,5m cho mái tôn và 0,5m cho mái bê tông.

Ta sử dụng máy laser để đo chiều cao của la phông nhựa thả và đánh dấu vị trí cần lắp trần lên vách tường bằng bút mực.

3 Cố định thanh viền lên tường/ vách

Ta cố định thanh viền chữ V bằng đinh hoặc vít tùy thuộc vào loại vách tường. Để khung treo trần được chắc chắn, hãy đảm bảo khoảng cách giữa các đinh/ vít không quá 30cm.

4 Phân chia ô trần

Đảm bảo các ô trần được cân đối, ta cần phân chia nó dựa trên diện tích mặt trần. Kích thước lý tưởng của từng ô là 60x60cm hoặc 61x61cm.

5 Bước 5: Xác định điểm treo ty

  • Khoảng cách giữa các điểm treo ty trên thanh chính không quá 120cm.
  • Khoảng cách từ vách tới móc thanh chính đầu tiên không quá 61cm.

6 Lắp đặt khung treo chính và khung treo phụ

Lắp đặt đầu ngầm của thanh phụ vào lỗ mẫu của thanh chính.

  • Khoảng cách giữa hai thanh chính không quá 120cm.
  • Khoảng cách giữa hai thanh phụ không quá 61cm.

7 Cân đối các khung xương

Điều chỉnh tăng-đơ sao cho khung treo trần nằm đúng vị trí đã được xác định trước đó.

8 Lắp đặt tấm nhựa trên khung của la phông

Cuối cùng, ta thả tấm nhựa pvc lên trên khung treo đã được chuẩn bị, đảm bảo tấm được đặt đúng vị trí và đồng đều. Lặp lại quy trình này cho tất cả các tấm cho đến khi hoàn thành la phông trần nhựa thả.

Đơn vị thi công trần thả uy tín

Hoàng Minh là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thi công trần nhựa thả. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ thợ lành nghề, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất.

  • Chất lượng đảm bảo: Sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, mang lại sự bền bỉ và thẩm mỹ cho không gian của bạn.
  • Giá cả cạnh tranh: Hoàng Minh cam kết cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý và cạnh tranh nhất trên thị trường.
  • Hỗ trợ tận tình: Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình từ khâu lựa chọn sản phẩm đến khi hoàn thiện công trình.

Nếu bạn đang có nhu cầu thi công trần nhựa thả, hãy liên hệ ngay với Sàn gỗToàn Thắng để được tư vấn và báo giá chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

Hà Nội hiện tại có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:

  • 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
  • 1 Thị xã: Sơn Tây
  • 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.

Tphcm SÀi Gòn – 16 quận bao gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Bình Tân, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Phú, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận. – 5 huyện bao gồm: Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi, Nhà bè.

Mọi người cũng tìm kiếm
Giá trần nhựa thả 60×60
Tấm trần nhựa thả 600×600
Giá trần thả nhựa
Mẫu trần thả nhựa
Trần thả nhựa màu trang
Mẫu trần thả nhựa 3D

Comments

comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!