Giá Trần thạch cao phẳng giật cấp giá bao nhiêu tiền 1m2 tại hà nội 2025 hoàn thiện trọn gói theo m2
Bảng giá làm trần thạch cao trọn gói bao nhiêu tiền 1m2 ở Hà Nội
BẢNG GIÁ LÀM TRẦN THẠCH CAO TRỌN GÓI .
Bạn muốn biết trần thạch cao là gì? Có những loại trần thạch cao nào và công dụng của từng loại sản phẩm ? Bạn thắc mắc bảng giá trần thạch cao trọn gói bao nhiêu tiền ở Thành phố Hà Nội ? Tất cả những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. Mời quý vị và các bạn cùng đón đọc.
1. Trần thạch cao là gì ?
Khi công trình đã đến giai đoạn đi vào hoàn thiện, nhiều gia đình luôn băn khoăn không biết nên làm trần nhà chất liệu gì, kiểu nào đẹp. Một trong những loại trần nhà được sử dụng phổ biến là trần thạch cao. Vậy loại sản phẩm này có đặc điểm gì nổi bật và mẫu mã như thế nào ?
Trần thạch cao sở hữu kiểu dáng đa dạng, dễ thi công nên được nhiều người chọn lựa trang trí cho ngôi nhà của mình. Cùng với nguyên liệu và công thức chế tạo, trần thạch cao có thể biến hóa thành hàng nghìn mẫu khác nhau. Mang lại một không gian lung linh, thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
Hơn nữa, sản phẩm này được tích hợp nhiều tính năng hiện đại của loại trần cao cấp như chống nóng, chống cháy, chống ẩm mốc, mối mọt xâm nhập. Bạn có thể thiết kế tường nhà đồng bộ với trần, lựa chọn màu sắc căn phòng hài hòa để có giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Trần thạch cao là loại trần được làm từ những tấm thạch cao ghép lại cùng với hệ khung trần. Nói một cách đầy đủ nhất thì trần thạch cao là một tổ hợp tổng thể với rất nhiều lớp khác nhau: Tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả và một số loại vật tư khác. Cụ thể:
- Khung xương thạch cao: đây là phần quan trọng của trần. Lớp này có tác dụng tạo nên kết cấu bền vững để có thể chịu được sức nặng của hệ thống trần lên sàn. Khung này có thể là bê tông cốt thép hoặc loại mái nhà khác.
- Tấm trần thạch cao là lớp tạo mặt phẳng cho trần. Thông qua loại vít chuyên dụng, tấm này được liên kết với hệ khung xương vô cùng chắc chắn.
- Lớp sơn bả: Lớp sơn là lớp ngoài cùng của trần thạch cao có công dụng tạo độ mịn, nhẵn và đều màu cho mặt trần.
Các câu hỏi quý khách hàng thường đặt ra khi làm trần thạch cao.
Vẫn biết rằng trần thạch cao có nhiều ưu điểm và mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà nhưng khách hàng vẫn còn có một số thắc mắc cần giải đáp. Đặc biệt đố với những người không am hiểu về xây dựng. Chúng ta cùng tìm hiểu đó là những gì nhé.
- Chi phí mua nguyên vật liệu làm trần thạch cao bao nhiêu ?
- Thời gian hoàn thiện công trình trong bao lâu ?
- Trần thạch cao có chắc chắn và tuổi thọ là bao nhiêu ?
- Cách tính chi phí thi công trần thạch cao ?
- Mất bao nhiêu tiền thi công cho 1m2 trần thạch cao ?
- Thuê thi công trọn gói và giá nhân công làm trần thạch cao hết bao nhiêu?
- Đơn vị nào cung cấp dịch vụ thi công trần thạch cao uy tín?
Ưu và nhược điểm của trần thạch cao.
Nhiều người thắc mắc không biết tại sao trần thạch cao từ khi ra đời cho tới nay vẫn có thu hút được sự chú ý của mọi người và lựa chọn nhiều. Có một điều hiển nhiên là sản phẩm này hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội. Mang đến một công trình nhà ở đẹp mĩ mãn, nâng tầm giá trị thẩm mỹ, chất lượng sống được đảm bảo. Cụ thể các ưu điểm như sau.
- Dễ thi công, tháo lắp, quá trình thi công nhanh chóng, gia chủ không phải chờ đợi lâu để đưa công trình vào sử dụng.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí hoàn thiện hạng mục trần nhà.
- Trần thạch cao có khả năng cách âm tốt, phù hợp với nhiều không gian như quán karaoke, phòng thu âm.
- Khả năng chống nóng hiệu quả, lắp trần thạch cao giảm bức xạ nhiệt và nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ giảm được cả 8 độ C nên mang lại không gian sống lý tưởng, mọi người không cảm giác khó chịu, bức bí trong mùa hè. Tiết kiệm đáng kể tiền điện mà chủ nhà phải đóng hàng tháng.
Nhược điểm khi thi công trần thạch cao.
- Lắp đặt trần thạch cao sẽ có mức giá cao hơn những trần nhà bình thường một chút. Nếu gia chủ lựa chọn thiết kế phức tạp thì mất kha khá thời gian thi công và hoàn thiện.
- Thạch cao thường Chống Thấm Chưa Thực sự Hiệu Quả, Phải dùng tấm thạch cao Chuyên Dụng đắt hơn
- Khi hạng mục bị hỏng thì khâu thay thế, sửa chữa mất nhiều thời gian, thậm chí phải tháo dỡ để làm lại.
Tấm thạch cao chống ẩm là gì ?
Để thi công trần thì người ta phải tìm mua các nguyên vật liệu phù hợp về, các loại tấm thạch cao chống ẩm được nhắc đến nhiều. Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng lắm mưa nhiều, độ ẩm cao vì nằm trong vùng nhiệt đới. Vì thế mà nhà sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng lâu dẫn tới tình trạng ẩm mốc, thấm dột.
Khắc phục tình trạng đó, các chuyên gia nghiên cứu ra các sản phẩm trần thạch cao chống ẩm hữu hiệu. Hiện nay có nhiều loại sản phẩm này với các kiểu dáng, màu sắc đa dạng, thoải mái cho khách hàng chọn lựa mua theo nhu cầu. Thông thường sản phẩm sẽ có độ dày từ 0.9-1.5mm, phủ nhiều lớp giấy.
Khi sản xuất thì giấy phủ và bột thạch cao sẽ được trộn lẫn với phụ gia xây dựng để giúp tấm thạch cao này có khả năng chống ẩm. Tính năng này được kiểm nghiệm chặt chẽ thực sự hiệu quả mới đưa ra thị trường tới tay người tiêu dùng.
Tấm thạch cao chống cháy là gì ?
Một loại sản phẩm sử dụng làm trần nữa là tấm thạch cao chống cháy, được thiết kế đặc biệt cho thêm tính năng này. Quy trình sản xuất nghiêm ngặt trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên tấm thạch cao này có chất lượng tốt. Hiện nay các ngôi nhà xây dựng đa phần kiểu ống, kín nên có thể xảy ra tình trạng nóng, cháy.
Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra thì các chuyên gia kỹ thuật đã sáng chế ra sản phẩm này. Có thể nói đây là một phát hiện tốt giúp cho cuộc sống của người dân an toàn hơn. Không những thế những mẫu tấm thạch cao chống cháy đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao. Nhà sản xuất sử dụng hiệu quả trong hệ trần, vách, phủ tường với tiêu chuẩn kỹ thuật chuẩn.
Đặc tính nổi bật của tấm thạch cao này là có khả năng chịu đựng lửa cao hơn thông thường tầm 0.5 – 3h đồng hồ. Thành phần có các sợi thủy tinh bảo vệ thạch cao chống nóng, ngăn cản sự lây lan của lửa. Sản phẩm này được ứng dụng trong thi công nhiều khu vực khác nhau. Bao gồm trần nhà, trần khách sạn, quán hát, phòng ngủ,…
Giúp bảo vệ công trình chắc chắn từ bộ phận bên trong như cột, dầm, mang lại sự vững chắc của nhà ở. Người dân có thể an tâm sinh sống và tận hưởng cuộc sống hiện đại, nhiều màu sắc trong không gian đẹp và thoáng đãng.
Tấm thạch cao chống nóng là gì ?
Sản phẩm này được các gia đình lựa chọn khá nhiều, như bạn đã biết thời tiết nước ta vào hè nhiệt độ cao khiến ngôi nhà nóng lên từng giờ. Nếu không có biện pháp làm giảm nhiệt khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì người dân ở trong nhà cực kỳ nóng bức, khó chịu. Thậm chí tình trạng kéo dài còn ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình.
Vì thế, giải pháp chống nóng cho trần nhà được đánh giá rất cao, tấm thạch cao tích hợp được tính năng này nhanh chóng được đón nhận. Kết cấu của sản phẩm này có tấm thạch cao kết hợp với khung xương, bông thủy tinh hoặc xốp tạo nên trần nhà vững chắc, cản sự hấp thụ nhiệt đáng kể.
Ứng dụng của tấm thạch cao chống nóng trong nhà ở, nhà xưởng, khách sạn, trường học, cơ quan, phòng karaoke…Mẫu mã của sản phẩm đa dạng, màu sắc đầy đủ, bạn có thể yêu cầu đơn vị sản xuất thiết kế vừa vặn với ngôi nhà bạn.
Báo giá thi công trần thạch cao 2025 THEO TẤM
Bảng giá thi công trần thạch cao chống cháy THEO TẤM
Loại sản phẩm | Quy cách | ĐVT | Đơn giá (vnđ) |
---|---|---|---|
Tấm thạch cao chống cháy 9 mm, 90 phút | 1220×1800 mm | Tấm | 220,000 |
Trần thạch cao chống cháy 12,0 mm, 180 phút | 1220×1800 mm | Tấm | 300,000 |
Tấm thạch cao chống cháy 25 mm, 240 phút | 1220×1800 mm | Tấm | 600,000 |
Trần chống cháy giúp tăng cường khả năng chịu lửa, bén nhiệt cho trần từ đó giúp bảo vệ tốt cho người và vật, mang đến cho công trình tính bền vững. Có thể thiết kế đa dạng theo nhu cầu của gia chủ hay chủ đầu tư.
Bảng giá thi công trần thạch cao chống cháy khung xương Vĩnh THEO TẤM
Trần thạch cao chống cháy khung xương Vĩnh Tường nhẹ (Loại GYPROC hoặc BORAL)
Loại sản phẩm | Quy cách | ĐVT | Đơn giá (vnđ) |
---|---|---|---|
Tấm thạch cao chống cháy 30 phút | 400×800 mm | Tấm | 310,000 |
Trần thạch cao chống cháy 60 phút | 400×800 mm | Tấm | 435,000 |
Tấm thạch cao chống cháy 90 phút | 400×800 mm | Tấm | 550,000 |
Trần thạch cao chống cháy khung xương Vĩnh Tường nhẹ (sử dụng bông thủy tinh)
Loại sản phẩm | Quy cách | ĐVT | Đơn giá (vnđ) |
---|---|---|---|
Tấm thạch cao chống cháy, cách nhiệt 9 mm | 400×800 mm2 | Tấm | 175,000 |
Trần thạch cao chống cháy tấm cách nhiệt 12,7 mm | 400×800 mm2 | Tấm | 195,000 |
Trần thạch cao chống cháy tấm cách nhiệt 15 mm | 400×800 mm2 | Tấm | 205,000 |
Bảng giá thi công trần thạch cao chống ẩm hệ trần thường THEO TẤM
Loại sản phẩm | Quy cách | ĐVT | Đơn giá (vnđ) |
---|---|---|---|
Tấm thạch cao chống ẩm 9 mm | 1200×2400 mm2 | Tấm | 135,000 |
Tấm thạch cao chống ẩm 12,5 mm | 1200×2440 mm2 | Tấm | 180,000 |
Tấm thạch cao chống ẩm 15,8 mm | 1200×2440 mm2 | Tấm | 250,000 |
Bảng giá thi công trần thạch cao chống ẩm khung xương Vĩnh Tường THEO TẤM
Loại sản phẩm | Quy cách | ĐVT | Đơn giá (vnđ) |
---|---|---|---|
Tấm thạch cao Vĩnh Tường Duraflex 6mm, trần phẳng | 1200×2400 mm2 | Tấm | 190,000 |
Tấm thạch cao chống ẩm Duraflex 8mm, trần phẳng | 1200×2440 mm2 | Tấm | 230,000 |
Tấm thạch cao chống ẩm Duraflex 6mm, giật cấp | 1200×2440 mm2 | Tấm | 195,000 |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm Duraflex phủ PVC | 1210×605 mm2 | Tấm | 155,000 |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm Duraflex phủ PVC | 605×605 mm2 | Tấm | 160,000 |
Lưu ý:
- Bảng giá trên đã bao gồm phí vận chuyển, chưa bao gồm VAT.
- Đơn giá còn được căn cứ cụ thể vào mẫu thiết kế trần tùy theo công trình.
THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO GIÁ BAO NHIÊU M2 ?
Một vấn đề nhiều người thắc mắc đó là đơn giá 1m2 trần thạch cao. Thực ra việc tính toán này không có một con số cụ thể bởi kết quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như phương thức thi công, giá nguyên vật liệu, giá thuê nhân công, tình trạng và quy mô công trình.
Mức giá phổ biến nhất trên thị trường hiện nay vào khoảng 160.000 – 340.000đ/m2. Thi công trần thạch cao sẽ gồm giá là phần thô và sơn bả, bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình này. Giá thấp hơn thường là gói dùng cho hạng mục thi công công trình nhà ở đơn giản và kiểu dáng thông dụng.
Báo giá trần thạch cao sơn nước sẽ nằm trong bảng giá chung mà các đơn vị cung cấp. Mức giá cao thường được áp dụng cho công trình lớn, thi công trần cho nhà hàng, khách sạn, quán karaoke. Công trình này sẽ yêu cầu kỹ thuật cao, nguyên liệu cao cấp nên mất nhiều thời gian, công sức và kỹ thuật cao hơn.
Tùy theo từng gói mà khách hàng lựa chọn trong đó có bả matit và số lượng sơn đi kèm. Công trình lớn đa phần sẽ thuê trọn gói thi công trần thạch cao đã bao gồm thi công phần thô và sơn bả luôn, giá cả còn tùy thuộc vào báo giá của từng đơn vị. Sau đây là mức giá khi thi công một số loại trần thạch cao
Giá trần thạch cao khung xương hà nội và Vĩnh Tường, Tấm Thường thịnh Hành Theo M2 Trọn Gói.
Giá thi công trần thach cao phẳng.
- Sử dụng tấm thạch cao Gyproc: 170.000đ/m2
- Trần dùng tấm Gyproc chống ẩm: 180.000đ/m2
- Trần dùng tấm Duraflex: 200.000 – 270.000đ/m2
Giá thi công trần thạch cao giật cấp.
- Sử dụng tấm Gyproc: 170.000đ/m2
- Trần giật cấp dùng tấm Gyproc chống ẩm: 180.000đ/m2
- Trần dùng tấm Duraflex chịu nước: 200.000 – 270.000đ/m2
Giá thi công trần thạch cao thả.
- Trần thả dùng tấm thông thường: 150.000đ/m2
- Trần dùng tấm chống nước: 170.000đ/m2
Trên là giá thi công trần thô theo m2, để hoàn thiện quý khách vui lòng cộng giá trên với giá sơn bả hoàn thiện sau đây:
Quy cách sơn bả cho trần thạch cao của chúng tôi sẽ là bả matit 2 lớp, sơn lót 1 lớp và sơn phủ 2 lớp. (Báo giá tính theo m2 và áp dụng cho trần nhà có độ cao nhỏ hơn 3,3m)
- Sơn Jotun: 50.000đ
- Sơn Maxilite: 50.000đ
- Sơn ICI Dulux: 60.000đ
PHÂN LOẠI TRẦN THẠCH CAO CÓ MẤY LOẠI
Trần thạch cao giật cấp.
Đây là trần thạch cao giật xuống từng cấp khác nhau, tạo thành cấu trúc phân tầng cực kỳ độc đáo. Hiện nay các công trình lớn hiện đại thường sử dụng kiểu trần này, không những kiểu cách đẹp mà kết hợp với màu sắc, ánh sáng sẽ tạo nên tác phẩm tuyệt vời. Giới chuyên gia kiến trúc đánh giá kiểu trần này mang tính nghệ thuật cao.
Ưu điểm: Mẫu mã đa dạng, kiểu cách hiện đại mang lại vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà. Nó tôn lên sự đẳng cấp của gia chủ, bạn có thể thấy không gian các khách sạn, nhà hàng, phòng karaoke cao cấp thường dùng kiểu trần giật cấp. Phù hợp với nhiều không gian, khách hàng thoải mái lựa chọn.
Nhược điểm: Thiết kế kiểu trần này yêu cầu nhiều kỹ thuật phức tạp mới tạo nên vẻ đẹp sang trọng và bền vững theo thời gian. Cần thợ xây dựng có tay nghề cao, quy trình diễn ra khá lâu để hoàn thiện, mất nhiều công sức hơn. Khi trần có vấn đề xảy ra thì bạn phải tháo dỡ toàn bộ rồi lắp lại chứ không tháo riêng phần hỏng dễ dàng.
Trần thạch cao phẳng.
Loại trần này có bề mặt tấm thạch cao sau khi hoàn thiện xong trần thạch cao sẽ nằm trên cùng mặt phẳng. Cấu thành được tạo ra từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện. Kiểu dáng đơn giản nhưng lại toát lên vẻ lịch thiệp, sang trọng cho không gian sống. Mẫu này bạn có thể thấy trong các phòng họp, cửa hàng, nhà ở, căn hộ chung cư.
Ưu điểm: Trần thạch cao phẳng thi công nhanh chóng, dễ dàng nên tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện đáng kể. Kết quả không nhiều sai lệch, giúp không gian thoáng đãng, rộng rãi. Thích hợp với gia chủ có gu đơn giản kiến trúc nhà ở đơn giản, tinh tế.
Nhược điểm: Các loại kiểu trần này đa phần khá đơn giản không có nhiều sự cách điệu, không có quá nhiều mẫu mã cho khách hàng chọn lựa theo sở thích. Hơn nữa, nếu gia chủ không thuê đội thợ có tay nghề cao thì công trình dễ lộ các khuyết điểm. Nếu xử lý đường dây điện không cẩn thận thì nhìn vào có thể thấy trần loằng ngoằng.
Trần thạch cao tấm thả.
Trần thạch cao loại này được sử dụng khá nhiều với cấu trúc đặc trưng thả xuống bên dưới. Khi thợ xây dựng thi công xong phần khung xương của trần thì các ô đã được định hình rõ ràng theo kích thước của tấm thạch cao.
Sau đó thợ sẽ cầm tấm thạch cao này và đặt thả cho nó nằm lên trên khung xương. Vì thế nên người ta gọi là trần thạch cao tấm thả, giống như một thói quen, thao tác khi thi công hạng mục.
Trần thạch cao chịu nước.
Trần thạch cao có tính năng chống nước hiệu quả nên nhiều gia đình yêu thích. Thực chất nguyên liệu cấu thành không phải thạch cao mà là xi măng trộn lẫn với sợi Cellolo hoặc sợi gỗ. Theo thời gian, công trình nhà sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh khi chịu tác động từ nhiều yếu tố như mưa gió, sử dụng nước nên bị thấm dột.
Sử dụng trần thạch cao chịu nước là một lựa chọn sáng suốt của các gia đình, đảm bảo trần không dột, ẩm mốc, là nơi cho vi khuẩn trú ngụ. Khắc phục được tình trạng trần nhà xuống cấp mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe của thành viên sống trong nhà. Trên thị trường có loại tấm chịu nước nổi bật là Dura Flex và Smart Board.
Các Loại vách thạch cao.
Dễ dàng tạo kiểu hấp dẫn với việc uốn cong tạo kiểu.
Vách thạch cao 1 mặt.
Đây là loại vách thạch cao được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Cấu tạo bao gồm đầy đủ hệ khung xương nhưng về bên ngoài thì chỉ có một mặt được bao phủ bằng tấm thạch cao, mặt kia để trống. Được sử dụng để làm tường giả, tiếp xúc trực tiếp với tường thật của ngôi nhà. Hoặc nó được sử dụng để che khoảng không gian nào đó mà bên kia không yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ.
Loại vách thạch cao 1 mặt này dễ dàng tạo kiểu hấp dẫn với việc uốn cong tạo kiểu, các hình thù độc đáo, thoải mái thiết kế các họa tiết, sơn màu theo ý thích. Quy trình thi công vách phải đảm bảo tính kỹ thuật và công dụng như cách âm, chống chịu lực tốt, chịu nhiệt,…
Vách thạch cao 2 mặt.
Vách thạch cao 2 mặt được cấu tạo kiểu ở các bên của khung xương đều được phủ bởi tấm thạch cao. Vách này thường được dùng để thay thế cho các loại tường thông thường hiện nay và phù hợp với các công trình dùng để chia phòng. Trọng lượng vách nhẹ, thi công dễ dàng, có công dụng giảm áp lực lên móng nhà.
Vách thạch cao 2 mặt sau khi hoàn thành thì sẽ có độ dày vào khoảng 8 – 9,5 – 10,5 -12,5cm. Tùy vào từng công trình cụ thể và trọng lực ngôi nhà, địa hình khu vực để điều chỉnh độ dày khác nhau.
Thạch cao 2 mặt có giá trị thẩm mỹ cao, sử dụng được nhiều cách khác nhau, không kén không gian. Vì thế nên các gia đình nếu muốn mở rộng không gian sẽ ưu tiên vách thạch cao này. Như vậy, vừa tiết kiệm được diện tích đáng kể so với làm tường dày mà lại tạo nên nét độc đáo, cá tính riêng biệt.
Phân loại theo chức năng trần thạch cao.
Trần thạch cao chống nóng.
Trần thạch cao chống nóng được sử dụng khá phổ biến cho nhiều công trình xây dựng, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Mẫu mã và kiểu thiết kế đa dạng cho khách hàng chọn lựa, lăn sơn màu theo phong cách được yêu cầu. Đảm bảo mang lại không gian sống mát mẻ, trong lành, thoải mái.
Trần thạch cao chịu nước.
Bạn lắp đặt trần thạch cao chịu nước cho ngôi nhà của mình thì không cần phải lo lắng về vấn đề thấm dột, nấm mốc. Loại trần này được phun lớp sơn chống thấm trước một cách cẩn thận với lớp vải thủy tinh. Hệ thống chống thấm này phát huy hiệu quả trong nhiều năm nên gia chủ hoàn toàn yên tâm về công trình nhà của mình.
Trần thạch cao chống cháy.
Trần thạch cao chống cháy được làm từ bột thạch cao với thủy tinh, được tích hợp tính năng ngăn cản lửa lan, hạ nhiệt hiệu quả. Theo thử nghiệm thực tế thì nhiều loại trần có khả năng giảm tới 7-8 độ C, chịu lửa lên đến 2h đồng hồ.
Trần thạch cao tiêu âm.
Một trong những loại trần được lựa chọn nhiều phải kể đến trần tiêu âm, sử dụng nhiều trong công trình quán hát, phòng học, khách sạn, nhà hàng. Cấu tạo từ các thành phần chính gồm khung xương, tấm thạch cao và bông thủy tinh. Khả năng năng cách âm giữa không gian bên trong với bên ngoài hiệu quả, giảm tiếng ồn.
Phân loại theo hình dáng trần thạch cao.
Trần thạch cao hiện đại giá rẻ.
Loại trần này được thiết kế theo phong cách hiện đại với đa dạng mẫu mã, màu sắc khác nhau. Điều quan trọng là trần kết hợp hài hòa với các hạng mục khác của ngôi nhà, căn phòng tạo nên tổng thể thống nhất. Kiểu trần này rất linh động, dễ dàng phối với đồ nội thất tôn lên vẻ đẹp độc đáo cho ngôi nhà.
Trần thạch cao cổ điển giá rẻ.
Kiểu dáng cổ điển của trần thạch cao hiện nay được nhiều gia đình rất ưa chuộng, tạo nên vẻ đẹp cổ kính cho ngôi nhà. Hài hòa với phần nội thất khác trong căn phòng như tường, sàn, bàn ghế, gương,…Cách thiết kế kiểu trần này khá phức tạp và sử dụng nhiều họa tiết trang trí, hoa văn.
Trần thạch cao tân cổ điển giá rẻ.
Loại trần này là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại tạo nên dáng vẻ độc, đẹp, lạ. Bạn có thể tham khảo các công trình nhà có sử dụng trần thạch cao tân cổ điển sẽ thấy choáng ngợp trước nó.
MỘT SỐ MẪU TRẦN VÁCH THẠCH CAO ĐẸP GIÁ RẺ.
Trần vách thạch cao đẹp phòng khách giá rẻ.
Hiện nay có nhiều loại trần cách thạch cao phòng khách với mẫu mã vô cùng cuốn hút. Đa dạng phong cách cho khách hàng lựa chọn sử dụng cho công trình nhà mình như hiện đại, cổ điển, tân cổ điển. Phòng khách được ví như bộ mặt của gia đình nên cách trang trí, thiết kế càng đẹp càng thể hiện gia chủ có gu thẩm mỹ tốt. Trần nhà chiếm nhiều không gian nên cần hết sức cẩn thận trong việc chọn mẫu.
Trần vách thạch cao đẹp gia đình.
Mỗi gia đình sẽ có sở thích và nhu cầu riêng để chọn kiểu trần vách mà mình mong muốn. Khi bắt tay vào việc chuẩn bị thi công hạng mục này thì bạn có thể nêu ý tưởng cho các kiến trúc sư nắm bắt và phác họa lại để thiết kế. Tuy nhiên, phải đảm bảo trần đẹp, hài hòa và đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, công dụng thực tế.
Hiện nay mẫu trần thạch cao phòng khách này được thiết kế theo phong cách hiện đại, cổ điển, tân cổ điển. Trần nhà có kiểu dáng, màu sắc và các chi tiết hài hòa với nội thất và thiết kế chung của căn phòng. Bạn có thể thấy mẫu dưới đây, phần trần nhà tạo các ô chữ nhật xung quanh hình tròn có treo đèn cổ điển.
Gam màu chủ đạo là màu trắng giúp không gian căn phòng rộng rãi hơn, tạo cảm giác vừa ấm áp vừa dễ chịu. Các họa văn được tạo nổi bật sử dụng màu vàng đặc trưng sang trọng.
Trần vách thạch cao đẹp phòng ngủ trẻ em giá rẻ.
Phòng ngủ cho trẻ nhỏ thì tất nhiên sẽ có phong cách khác với phòng người lớn. Đi cùng với kiểu dáng có hơi hướng dễ thương thì màu sắc và cách trang trí cũng vậy. Trần vách thạch cao khu vực này được thiết kế sáng tạo theo ý muốn của gia chủ, hợp sở thích của bé. Tạo nên một không trời riêng cho bé thoải mái và dễ chịu nghỉ ngơi.
Trần vách thạch cao phòng ngủ đẹp giá rẻ.
Phòng ngủ của người lớn sẽ có cách thiết kế khác với phòng trẻ em, sẽ có các chi tiết trang trí nhẹ nhàng, dễ chịu. Tạo cảm giác ấm cúng khi bước vào phòng nghỉ ngơi sau ngày làm việc mệt mỏi. Trần thạch cao dễ dàng tạo kiểu phù hợp với nhu cầu của chủ nhà.
Không gian phòng ngủ rất dễ lên ý tưởng thiết kế trần thạch cao, kiểu dáng cách điệu vô cùng đặc biệt. Có nhiều mẫu như hình vuông, uốn lượn, hình tròn, đủ bảng màu cho khách hàng chọn lựa theo yêu cầu.
Minh Lượng chuyên thi công Trần vách thạch cao phòng ngủ đẹp giá rẻ.
Trần vách thạch cao đẹp phòng hát karaoke giá rẻ.
Phòng karaoke là nơi lên nhiều ý tưởng độc đáo nhất với trần thạch cao, kiến trúc sư dường như rất đầu tư vào những công trình này. Trần vách thạch cao phòng hát giá rẻ đảm bảo tính nghệ thuật, giải trí và hiện đại của căn phòng.
Hơn nữa, với đặc trưng riêng của không gian này nên trần thạch cao phải đảm bảo được khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy và chống nóng. Chủ nhà đầu tư mua những nguyên vật liệu cao cấp và thuê đội ngũ thợ kỹ thuật chuyên nghiệp thì hạng mục mới hoàn thiện đẹp mỹ mãn. Sau đây là một số mẫu trần thạch cao tiêu biểu
Trần vách thạch cao quầy bar nhà hàng giá rẻ.
Khu vực quầy bar cũng cần phong cách thiết kế trần nhà độc đáo, phù hợp với mục đích vui chơi giải trí. Mẫu mã thì tùy vào sở thích của chủ nhà và ý tưởng từ kiến trúc sư. Dưới đây là trần vách thạch cao quầy nhà hàng giá rẻ tạo hình cánh quạt, lắp hệ thống đèn chiếu sáng kỳ ảo.
Trần vách thạch cao phòng họp – hội nghị giá rẻ.
Không gian phòng họp ở các cơ quan bao giờ cũng đặt tiêu chí sang trọng, lịch sự lên hàng đầu. Tuy nhiên, để tạo nên cảm giác thoải mái cho mọi người thì chủ công trình có thể thiết kế kiểu trần cách điệu. Đồng thời, nếu phòng rộng thì cần phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng đủ, đảm bảo yếu tố công việc.
Qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được những thông tin cụ thể về trần thạch cao để sử dụng khi có nhu cầu rồi nhé. Giờ đây bạn đã hình dung được các mẫu trần và ứng dụng thực tế trong cuộc sống phải không nào. Chúc bạn sẽ có một công trình thật đẹp với trần thạch cao.
Tìm kiếm có liên quan
Báo giá trần thạch cao Vĩnh Tường 2025
Thi công trần thạch cao thả
Giá tấm thạch cao Vĩnh Tường
Báo giá trần thạch cao 3D
Trần thạch cao thả bao nhiêu tiền 1m2
Tấm trần thạch cao
Trần thạch cao
Các loại trần thạch cao