Những nhược điểm và ưu điểm của trần vách thạch cao
Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng mãu mã và tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, bạn sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật.
Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác .
Nhiều bạn quan tâm muốn làm trần thạch cao nhưng không biết ưu điểm của trần thạch cao là gì, nhược điểm của trần thạch cao là gì muốn tìm hiểu về nó trước khi quyết định làm. Trần thạch cao không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn rất tinh tế và sắc xảo ở từng chi tiết, đặc biệt là có tính thẩm mỹ cao nhưng bên cạnh đó nó vẫn tồn tại 1 số nhược điểm. Công ty tnhh kiến trúc xây dựng Black & While đưa ra ưu nhược điểm của trần trần thạch cao cho quý khách tham khảo:
Những nhược điểm và ưu điểm của trần thạch cao
Trần thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc vách ngăn. Vật liệu thạch cao ngày càng được sử dụng nhiều trong xây dựng do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt…
Trần thạch cao có hai loại: trần nổi và trần chìm. Ở trần nổi thì dễ dàng tháo rỡ và sửa chữa. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.
Ưu điểm của trần thạch cao chìm là gì?
1.Dễ dàng lắp đặt
Có nhiều lý do cho sự tiện dụng trong việc lắp đặt và thi công các công trình trần thạch cao, vách thạch cao. Với kích thước 2,4 m x 1,2 m tấm thạch cao sẽ nhanh chóng lấp đầy các khoảng trống của những bức tường hay trần nhà lớn, lắp đặt hệ thống trần vách thạch cao chỉ cần những công cụ đơn giản như khoan, vít và các dụng cụ để cắt tấm. Với trọng lượng nhẹ chỉ cần 2 người thợ làm thạch cao đã có thể dễ dàng lắp đặt những tấm thạch cao vào những bộ khung đã được dựng sẵn trước đó. Với đặc tính dễ thi công nên việc áp dụng các kỹ thuật xây dựng cũng đơn giản hơn so với các hạng mục tương đương khác.
2. Khả năng chịu lửa cao
Tấm thạch cao chịu lửa là một vật liệu tuyệt vời để chịu lửa làm tăng tính an toàn cho những công trình thạch cao. Chính từ nguyên liệu kết hợp lên tấm thạch cao, bên trong nó có chứa hơn 20% nước kết hợp hóa học do đó khi xảy ra các vụ cháy nổ tấm thạch cao sẽ làm giảm sự truyền nhiệt cũng như sự lây lan của ngọn lửa. Điều này sẽ làm giảm rất nhiều thiệt hại do ngọn lửa gây ra.
3. Cách âm hiệu quả
Việc cách âm trong các công trình xây dựng là mọt trong những yếu tố hàng đầu trong kiến trúc xây dựng hiện đại, đặc biệt là các căn hộ chung cư nơi có hàng trăm đến hàng ngàn hộ gia đình sinh sống cạnh nhau. Với việc áp dụng trần vách thạch cao sẽ đem lại hiểu quả cho việc cách âm đến những phòng xung quanh. Vì vậy trần thạch cao thường được sử dụng cho các căn phòng đặc biệt kín, thu thanh, karaoke…
4. Độ bền cao
Khi xây dựng các công trình thạch cao và trải qua những lớp sơn bả và làm nhẵn mặt phẳng, hệ thống trần vách thạch cao sẽ trở thành một khối vững chắc với độ bền trên 20 năm.
5. Giá thành hợp lý
Với sự phổ biến và dễ lắp đặt. Tấm thạch cao là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc chịu lửa cũng như giá thành sản phẩm luôn rẻ hơn các hệ thống khách từ 1,5 đến 2 lần.
6. Dễ dàng thay đổi kiến trúc
Những lưu ý khi sử dụng
Để trần thạch cao được bền và đẹp lâu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
Thứ nhất, trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần của bạn bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng vì vậy trước khi thi công ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước. Đặc biệt, với mái ngói, khi mưa lớn tạt vào các khe hở, nước sẽ nhỏ giọt xuống trần. Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Vì vậy, bạn nên cho thợ trét mastic và sơn lại. Nếu thi công kỹ, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 5-10 năm.
Thứ hai, thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi trần mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.
Trong quá trình thi công nên sử dụng tấm thạch cao chịu nước,để tránh trường hợp trần bị ngấm nước. Lưu ý đối với mái tôn bạn nên dùng loại trần thả (vừa rẻ vừa tiện cho sửa chữa, thay thế…) Để giảm nóng có thể dùng tôn mát hoặc trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần (dùng tấm cách nhiệt hiệu quả hơn dùng xốp mà chi phí bằng nhau).
Ưu điểm và nhược điểm của vách ngăn thạch cao
Ưu điểm :
Vách thạch cao được tạo nên từ các khung xương và tấm thạch cao.Vì vậy ưu điểm mà thạch cao mang lại cũng chính là ưu điểm của vách ngăn thạch cao.
– Thạch cao là khoáng vật trầm tích, vật liệu thạch cao không gây hại cho sức khỏe con người và rất thân thiện với môi trường, không chứa các chất gây độc hại.
– Thạch cao có trọng lượng nhẹ nên khi làm vách ngăn thạch cao sẽ dễ dàng thi công. Nhờ trọng lượng nhẹ, chỉ bằng khoảng 12% trọng lượng vách ngăn bằng tường gạch nên vách thạch cao làm giảm đáng kể tải trọng trong thiết kế kết cấu cho công trình, giảm kích thước nền móng, tiết diện đà, cột, trọng lượng thép chịu lực, có thể tiết kiệm khoảng 15% chi phí xây dựng cho cả công trình.
– Vách ngăn bằng thạch cao có khả năng chống cháy, chống ẩm, cách âm, tiêu âm. Tấm thạch cao chống cháy chống cháy có tính chất vật lý và hóa học có khả năng chịu lửa trong vòng 30-180 phút.Vì vậy, loại tấm chống cháy thường được sử dụng cho khu vực thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin.Ngoài ra, sản phẩm có khả năng chịu được trong môi trường ẩm ướt, thường sử dụng cho nhà bếp, nhà tắm, khu vực có độ ẩm cao
– Tiết kiệm được thời gian và chi phí thi công
– Ngoài ra ứng dụng của hệ vách ngăn thạch cao rất phổ biến còn do đạt độ chính xác về kỹ thuật và kích thước tuyệt đối.
– Dễ dàng tháo gỡ mà không ảnh hưởng đến công trình.
– Dễ dàng đi hệ thống kỹ thuật như các đường dây điện phía trong.
– Kéo dài tuổi thọ trung bình : Theo một nghiên cứu gần đây, vật liệu trần và vách thạch cao được sử dụng có thể kéo dài tới 20 năm nếu đặt đặt trong môi trường lý tưởng ,lâu hơn hẳn so với tường gạch sơn trắng
Nhược điểm :
– Vách thạch cao có kết cấu rỗng bên trong, do đó nên hạn chế treo, móc các vật nặng lên trên, tránh gây vỡ, bể và hư hỏng.
– Vách thạch cao nếu bị ngấm nước sẽ dễ bị ố vàng, loang, gây mất thẩm mỹ nên không đặt vách thạch cao ở những vị trí bị nước tạt hay ngấm nước.
– Vách thạch cao không có khả năng chịu lực tốt bởi chỉ sử dụng các khung xương và tấm thạch cao do đó nên hạn chế va đập, tác động mạnh lên vách thạch cao sẽ gây lõm, cong, vênh và mất thẩm mỹ
– Khi sử dụng trong thời gian dài, vách thạch cao có thể có hiện tượng bị co, gây nên các vết nứt ,cần xử lý kịp thời.
Mọi người cũng tìm kiếm
Nhược điểm của trần thạch cao
Tác hại của trần thạch cao
Lợi ích của trần thạch cao
Ưu nhược điểm của trần thạch cao
Phòng ngủ có nên làm trần thạch cao không
Giá trần thạch cao
Trần thạch cao
Tấm thạch cao làm bằng gì