Trần thạch cao là gì ?
TRẦN THẠCH CAO LÀ GÌ???
Cũng là sản phẩm lafong trần như những loại khác : Trần bê tông, trần ván ép, trần nhựa… Nhưng TRẦN THẠCH CAO lại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Do những điểm vượt trội hơn hẳn của trần thạch cao như: Trọng lượng nhẹ, bền chắc không hại môi trường,dễ uốn cong có thể trang trí mọi kiểu cách có thể được thi công nhanh hơn nhiều so với các loại vật liệu xây dựng khác rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình nên hiệu quả kinh tế rất cao.
hệ khung xương trần tấm thả, trần nổi |
Xin giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt và hoàn thiện trần thạch cao để bạn có thể tự thi công hoặc giám sát thi công cho ngôi nhà của mình.
Hệ khung trần nổi: Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện
Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:
hệ khung xương trần thả |
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng cân chỉnh ống nước hoặc tia lade, đánh dấu mặt phẳng
Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định vị hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy theo loại tường, vách…
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Hệ khung trần chìm: Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.
Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:
Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước , đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng ticke sắt, ticke nhựa hoặc đinh thép.Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.
Hình ảnh có tính chất minh họa |
Hình ảnh có tính chất minh họa |
Hình ảnh có tính chất minh họa. |
Hình ảnh có tính chất minh họa. |
Hệ khung xương vách thạch cao |
Hệ khung xương vách thạch cao |
Hoàn thiện phần thô vách thạch cao |
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia vật liệu xây dựng, 1m2 tường gạch có trọng lượng khoảng 200 kg. Trong khi, 1m2 tường thạch cao, Tấm thạch cao chịu ẩm bình thường chỉ nặng 22 kg. Loại tường thạch cao, Tấm thạch cao chịu ẩm nặng nhất dùng để chống ẩm cũng chỉ nặng 35 kg/m2
Công ty Chúng Tôi là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và thi công lắp dựng tấm trần thạch cao, Vách thạch cao. Chúng tôi sử dụng vật tư sản phẩm được sản xuất hoặc phân phối bởi công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực tran thach cao, vach thach cao, là các sản phẩm tốt nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay.
-anh chị em có nhu cầu đóng trần vách thạch cao thì liên hệ với mình để được tư vấn