Nên làm trần thạch cao chìm hay nổi ?
Đóng trần thạch cao – Trần nổi và trần chìm sự lựa chọn nào tốt nhất?
Nên Làm Trần Thạch Cao Nổi hay trần Thạch Cao Chìm? Ưu Nhược Điểm
Hiện nay, trần thạch cao có 2 loại chính là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Và nhiều người băn khoăn không biết nên chọn trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm? để thi công công trình xây dựng của mình. Hiểu được vấn đề, Gia Phát Thịnh xin chia sẻ đến bạn một số thông tin cũng như ưu và nhược điểm của 2 loại trần này, nhằm giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn. Cùng xem nhé.
Trần thạch cao nổi là gì?
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần nổi, trần thả, trần thạch cao khung thả, nó được dùng để nói về đặc tính của loại trần này. Nổi, thả, ở đây chính là cái khung sau khi hoàn thiện người ta phần nhìn thấy được, hay nói cách khác là các tấm trần được gác lên trên khung xương.
Trần thạch cao nổi để nói đến 1 thao tác điển hình của loại trần này là thả tấm: tức là khi thi công xong phần khung xương, lúc này đã được định hình thành các ô 600x600mm hoặc 600x1200mm lúc này người thợ cầm tấm thạch cao và thả cho tấm nằm ngay ngắn lên trên toàn bộ khung xương và rồi quen gọi là trần nổi.
Trần nổi được tạo nên bởi những tấm thạch cao phủ nhựa trắng, có kích thước là 600x600mm hoặc 600x1200mm. Và thông thường thì trần thạch cao nổi chỉ thích hợp sử dụng thi công trong các công trình như chung cư, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, mua sắm, nhà ga, sân bay…
Các loại trần trần nổi hiện nay
Trần nổi có rất nhiều loại với các nhãn mác khác nhau đến từ nhiều đơn vị. Tuy nhiên, trong đó trần nổi được chia thành các dạng chính như sau:
Trần thạch cao nổi tấm phủ PVC: Là trần thạch cao sử dụng khung xương nổi đồng bộ của các hãng khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC có tác dụng chống bám bui, chống bẩn, dai tấm, mặt sau phủ lớp giấy bạc chống được nước mưa dột và phản nhiệt tốt. Các tấm phủ PVC phổ biến trên thị trường hiện nay là : Tầm Vĩnh Tường, Tấm Star, Tấm Suntex…
Trần thạch cao thả sợi khoáng: là tổ hợp của tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường hoặc khung xương dành riêng cho tấm sợi khoáng (trong một số trường hợp sử dụng tấm gờ nhỏ). Tấm sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, xốp mềm, bề mặt được đục lỗ tạo nhám tổng thể vừa có tác dụng tiêu âm, vừa có tác dụng cách nhiệt tốt. Tấm sợi khoáng có mẫu mã đa dạng hơn và thẩm mỹ tốt hơn so với tấm thạch cao phủ PVC vù vậy. giá thành cũng cao hơn. Tấm sợi khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có: Armstrong, Daiken, AMF, USG…
Ưu điểm trần thạch cao nổi
- Khi có sự thay đổi về thời tiết, trần nhà không sợ bị cong võng, các tấm trần bằng phẳng không bị uốn cong.
- Quá trình thi công nhanh, gọn và đơn giản, không cần quá cầu kỳ, tiết kiệm được thời gian thi công.
- Rất tiện trong việc tháo lắp và sữa chữa hoặc lắp đặt các đường dây, các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần.
- Chất liệu trần nổi có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy… đặc biệt có khả năng chống lan truyền lửa, không phát sinh khói độc gây hại cho sức khỏe.
- Chi phí thi công và lắp đặt trọn gói rẻ, do đó nhiều khách hàng đã lựa chọn trần nổi.
Nhược điểm trần thạch cao nổi
- Không mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế, hạn chế khả năng trang trí hoa văn so với trần chìm.
- Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) it ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn.
- Trần nổi (trần thả) có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.
Trần thạch cao chìm là gì?
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm hay còn gọi là trần chìm, trần thạch cao khung xương chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, nếu quan sát thì bạn sẽ không thể nào nhìn thấy các khung xương này và nhìn rất giống với trần bê tông. Trần chìm được thiết kế bao gồm khung xương và các tấm thạch cao, trong đó khung xương có tác dụng để treo các tấm thạch cao. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao vào với nhau.
Cấu tạo trần thạch cao chìm
- Thanh chính: là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ.
- Thanh phụ: được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.
- Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.
- Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.
- Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh.
Ưu điểm trần thạch cao chìm
- Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao hơn so với trần nổi, có thể dễ dàng trang trí, tô vẻ hoa văn theo nhu cầu, sở thích của cá nhân.
- Có những tính năng vượt trội như trần nổi là có khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt, có độ bền lâu.
- Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc, mang đến nhiều sự chọn cho khách hàng. Dễ dàng định hình với nhiều kiểu thiết kế theo phong cách khác nhau.
- Thi công nhanh, dễ lắp ráp, tiết kiệm được thời gian thực hiện, thích hợp cho những công trình như: nhà ở, quán cà phê, chung cư, biệt thự, khách sạn, nhà hàng…
Nhược điểm của trần thạch cao chìm
- Khó tháo dỡ để sửa chữa vì khi sửa chữa trần chìm bắt phải dỡ toàn bộ trần xuống để sửa chữa, nên sẽ tốn công sức, nếu cố tình không sửa sớm thì có thể bạn phải hủy bỏ cả trần nhà.
- Dễ bị rạn nứt do ảnh hưởng của thời tiết hay thời gian sử dụng, không thích hợp với những ngôicấp 4 có mái tôn vì nó dễ thấm nước, dễ phai màu.
- Chi tiêu đắt, đòi hỏi cầu kỳ hơn về kỹ thuật trong khâu thi công lắp đặt, tu bảo trì.
Vậy nên chọn trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm?
Nhiều người khi chưa hiểu rõ về trần nổi và trần chìm nên luôn băn khoăn không biết lựa chọn trần nào cho thích hợp với không gian thiết kế của mình. Tuy nhiên, với những gì nêu rõ ở trên, mỗi loại trần tương ứng với những công trình khác nhau. Do đó, lựa chọn trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm phụ thuộc vào công trình bạn xây dựng là nhà ở, chung cư, khách sạn, quán cà phê hay nhà hàng… mà đưa ra quyết định sao cho tốt nhất.
Dù là trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm thì mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng chứ không phải loại nào cũng hoàn hảo và tốt toàn diện cả. Ngoài ra để công trình thi công hoàn thiện đạt kết quả tốt, chất lượng sản phẩm đạt tính thẩm mỹ cao còn phụ thuộc vào đơn vị thi công. Hiện nay có rất nhiều công ty, đơn vị nhận thi công, thiết kế trần thạch cao, nhưng không bất kỳ đơn vị nào cũng mang đến kết quả hài lòng cho khách hàng. Do đó khâu chọn lựa đơn vị thi công hết sức quan trọng và nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thi công trần thạch cao chất lượng, uy tín thì hãy đến ngay với Minh Lượng.
Chúng tôi là một trong những đơn vị được đánh là uy tín, chất lượng và giá tốt nhất hiện nay. Với thế mạnh đội ngũ nhân viên, kỹ thuật chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao và tinh thần trách nhiệm công việc cao, cam kết mang lại cho khách hàng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được uy tín cao trong thi công trần thạch cao, bởi mang đến sự minh bạch trong bảng báo giá thi công trần thạch cao, hướng dẫn, tư vấn cụ thể cho khách hàng để có thể tiết kiệm tối đa chi phí nhưng luôn đảm bảo chất lượng hàng đầu.
Ngoài trần thạch cao, chúng tôi còn thiết kế, thi công các hạng mục khác như vách thạch cao, thi công lắp đặt, sửa chữa điện nước, sơn nhà trọn gói, bạn hãy liên hệ ngay hotline ngay hôm nay nếu bạn có nhu cầu thiết kế, cải tạo nhà ở. Hi vọng với nội dung bài viết: Nên chọn trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm? giúp bạn giải đáp thắc mắc để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho công trình của mình.
Các tìm kiếm liên quan đến Nên làm trần thạch cao chìm hay nổi
Nên làm trần thạch cao chìm hay nổi
Có nên làm trần thạch cao
Biện pháp thi công trần thạch cao
Tự làm trần thạch cao
Trần thạch cao
Trần thạch cao thả
Tiêu chuẩn trần thạch cao
Chi phí làm tường thạch cao