Tư Vấn Thiết Kế Trần Thạch Cao

Có nên làm Trần thạch cao dưới mái tôn ? Nhà mái tôn nên làm trần gì

Có nên làm Trần thạch cao dưới mái tôn ? Nhà mái tôn nên làm trần gì

Những tính năng vượt trội của trần thạch cao, chắc chẳn các bạn đều đã biết, đây là một giải pháp tuyệt vời sử dụng cho nội thất nhà phố, biệt thự để chống nóng, giảm ồn. Tuy nhiên với hạn chế của nó, liệu nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không, đây vẫn là nghi vấn mà nhiều gia đình khi làm nhà mái tôn đều thắc mắc. Vậy lý giải như thế nào cho đúng, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất.

Như đã biết trần thạch cao thường sử dụng cho những ngôi nhà đã đổ mái bằng hoặc mái dốc hoặc những mẫu biệt thự đẹp, nhà phố với cả chức năng rang trí tạo tính thẩm mĩ cho không gian nội thất, tuy nhiên với nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không khi chưa đổ bê tông mái ? Nhiều người cho rằng mái tôn dễ thấm dột, lỏng lẻo nếu đóng trần thạch cao sẽ nhanh hỏng, phí tiền nhưng nhiều người lại cho rằng chỉ cần xử lý hiệu quả mái tôn và kiểm tra kỹ càng trước khi đóng trần thạch cao sẽ không sao. Rõ ràng cả 2 lời khuyên đều có căn cứ, vậy những lưu ý để làm trần thạch cao cho mái tôn như thế nào ?

Những ưu điểm khi làm trần thạch cao cho nhà mái tôn

Mẫu nhà biệt thự 2 tầng đẹp mái tôn sang trọng sử dụng trần thạch cao để chống nóng, nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao ?

Thứ nhất, sử dụng trần thạch cao dưới mái tôn là một giải pháp tuyệt vời để tránh được tiếng ồn và chống nóng.

Như chúng ta đã biết, mái tôn là loại vật liệu có nhược điểm là khả năng truyền nhiệt, hấp thụ nhiệt tốt nên rất nóng, thêm nữa là việc hay bị han gỉ nên dễ bị thấm dột, đặc biệt là khi trời mưa còn nghe rõ tiếng mưa lớn khiến người trong nhà cảm thấy khó chịu, do đó người ta nghĩ ngay tới một giải pháp chính là làm trần thạch cao. Thông thường người ta có thể đóng trần bằng gỗ, bằng ván ép….nhưng hiệu quả không cao bằng trần thạch cao. Với khả năng cách nhiệt chống nóng và chống tiếng ồn tốt, trần thạch cao là ứng cử viên sáng giá khi cho nhà mái tôn. Xét về ưu điểm này, nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao ?

Thứ hai, trần thạch cao mang lại tính thẩm mĩ cao cho không gian nội thất. Một ngôi nhà lợp mái tôn không chỉ nóng, ồn mà còn rất xấu nên việc sử dụng trần thạch cao sẽ mang đến vẻ đẹp sang trọng hơn cho trần nhà, che đi được mái tôn, tạo cảm giác thoải mái. Người thiết kế phải tính toán làm sao cho trần thạch cao được làm tính từ điểm thấp nhất của mái tôn cao nhất để che đi mái tôn. Khi thiết kế cần phải cân nhắc kỹ có thể làm trần thạch cao dốc theo hình mái tôn, các công trình trần thạch cao này cần phải có độ cao nhất định mới có thể làm được, những không gian thấp sẽ rất xấu nếu kết hợp trần thạch cao. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một vài điểm nhấn người nhìn vào không phát hiện trên trần thạch cao là mái tôn.

Thứ ba, sử dụng trần thạch cao thi công nhanh, tiết kiệm nhân công, và thân thiện với môi trường.

Những nguy cơ có thể xảy ra khi làm trần thạch cao cho nhà mái tôn

Nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao khi nhược điểm của trần thạch cao chính là kỵ nước còn mái tôn thì dễ thấm dột

Đây là những lý do cơ bản khiến cho nhiều người nghi ngại và không biết nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao, cho rằng không nên sử dụng trần thạch cao cho mái tôn mà nên sử dụng các loại trần giá rẻ thông thường để tránh hỏng trần thạch cao, lãng phí.

– Khi trần thạch cao gặp nước: Một nhược điểm lớn của mái tôn như đã nêu ở trên đó là dễ bị dột và thấm nước, đặc biệt khi trời mưa. Cần lưu ý thạch cao là vật liệu tối kỵ nước. Khi bị ngấm nước sẽ gây các vệt ố vàng, có thể lứt rất sấu và mất thẩm mỹ. Một điều quan trọng hơn là khi trần thạch cao gặp nước sẽ dễ bể rồi nứt, vỡ, tuổi thọ của trần thạch cao dưới mái tôn thường không cao.

Gặp nước, trần thạch cao dễ bị bở, nứt và làm mất đi tính thẩm mĩ của trần nhà

– Nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao trong khi mái tôn dễ rung lắc: Khung mái tôn khó tránh khỏi có độ rung động khi mưa to ,gió lớn.Vì Khung xương của trần thạch cao thường được treo vào khung sắt mái tôn , khi mái tôn bị rung động thì trần thạch cao cũng rung theo nên dễ bị nứt mối nối thạch cao, sẽ rất mất thẩm mỹ.

Khung mái tôn dễ bị rung lắc có thể khiến cho trần thạch cao bị vỡ, nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao ?

– Khi mái tôn thường có chuột: Một điều cực kì khó chịu mà ít ai để ý đến khi làm trần thạch cao dưới mái tôn là chuột. Nếu chuột vào được, hàng đêm chuột cào vào thạch cao gây ra tiếng động nghe rất ghê tai khiến chúng ta mất ngủ và làm hỏng trần thạch cao nếu tình trạng này kéo dài và còn nhiều sự cố nữa có thể xảy ra.

Với những nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng trần thạch cao cho nhà mái tôn thì chắc chắc các bạn đều băn khoăn nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao, hơn nữa cũng không đảm bảo chắc chắn được khi nào thì mái tôn xảy ra những tình trạng này. Tuy nhiên vẫn có những giải pháp để có thể làm trần thạch cao dưới mái tôn, mặc dù không đảm bảo tuyệt đối nhưng vẫn là những giải pháp rất hiệu quả để các gia đình sử dụng trần thạch cao cho mái tôn.

Vậy nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao không ? Nên sử dụng trần nổi hay trần chìm ?

Xây nhà vườn cấp 4 đẹp mái tôn có nên làm trần thạch cao để chống nóng và tạo nên giá trị thẩm mĩ ?

Bao gồm những ưu điểm vượt trôi và những nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao cho mái tôn, thật khó để đưa ra quyết định nhưng đừng lo lắng vì vẫn còn nhiều loại trần khác thạch cao phù hợp cho nhà mái tôn.

Nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao? Hoàn toàn có thể làm trần thạch cao cho mái tôn chỉ cần trước khi lắp đặt chúng ta kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ mái tôn xem có bị thấm dột hay có chuột ở góc nào hay không đồng thời vệ sinh mái tôn rồi mới đóng trần thạch cao, hơn nữa cứ sau một thời gian sử dụng chỉ cần kiểm tra lại mái tôn để nhanh chóng khắc phục thì sẽ nâng cao tuổi thọ cho trần thạch cao.

Ngoài việc kiểm tra, chúng ta cần sử dụng các biện pháp để tránh xảy ra những nguy cơ cho mái tôn như thấm dột, chuột, rung lắc trước khi lắp đặt, đó là các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng cho trần thạch cao.

Nên sử dụng trần thạch cao nổi hay chìm cho mái tôn ?

Nhà mái tôn có nên làm trần thạch cao để giảm ổn, tiêu âm, đặc biệt là cho mẫu nhà biệt thự 3 tầng đẹp thường xây ở khu vực đô thị

Có 2 loại trần để thi công trần thạch cao cho mái tôn, đó là trần nổi hoặc trần chìm.

Đối với trần nổi: chi phí đầu vào thấp hơn, thời gian thi công nhanh hơn, khi gặp bất kì sự cố nào đều có thể tháo ra và dễ dàng sửa chữa, tuy nhiên tính thẩm mĩ lại không cao.  Quá khách có thể sử dụng loại tấm thả thường hình đan cót sẽ đẹp hơn bởi chúng có hoa văn hơn so với tấm thả mặt mịn, hoặc bạn có thể sử dụng loại tấm thả chịu nước mặc dù chi phí của nó cao hơn một chút song độ bền của trần sẽ lâu hơn.

Đối với trần chìm: Đây là loại trần được rất nhiều người sử dụng, bạn có thể yaan tâm ví nó nhẹ, dễ sử dụng, đồng thời đã có một hệ khung xương chịu lực bên trong rất chắc chắn. Tùy theo nhu cầu của quý khách mà nó sẽ có những đường nét, hoa văn kết hợp với hệ thống đèn điện chiếu sáng làm nổi bật cho không gian nội thất của ngôi nhà. Sản phẩm sau khi hoàn thành có thể giống như là đổ bê tông, vừa chắc chắn mà mang đến tính thẩm mĩ cho công trình.

Với 2 loại trần nổi và trần chìm, các bạn nên chọn loại trần chìm vì nó có tính thẩm mĩ và khung chịu lực chắc chắn hơn phù hợp với mái tôn.

Mái tôn có thể sử dụng cho rất nhiều công trình từ nhà ở, chung cư hay các khu nhà xưởng,… với giá thành rẻ, quá trình thi công và sửa chữa đơn giản nhanh chóng nên nhu cầu sử dụng các tấm tôn để lợp mái ngày càng tăng cao. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của mái tôn là bị nóng vào mùa hè và gây ồn khi trời mưa.

Để hạn chế được những nhược điểm của mái tôn, việc thiết kế thêm trần nhà là một trong những giải pháp vô cùng hữu ích và hiệu quả, thông thường mái tôn sẽ được kết hợp thi công cùng trần thạch cao, trần nhựa, trần nhôm hay trần tôn để hạn chế nhược điểm.

Khi thi công trần thạch cao nhà mái tôn cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo công trình trần thạch cao nhà mái tôn sau khi thi công đảm bảo chất lượng và đạt tính thẩm mỹ, trong quá trình thi công cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi thi công cần phải tạo khoảng cách giữa trần thạch cao và mái tôn, khoảng cách này càng lớn càng tốt. Vì nếu khoảng không khí ở giữa càng nhiều thì khả năng cách nhiệt sẽ càng tốt. Tuy nhiên, trước khi thi công bạn cần kiểm tra thật kỹ xem mái tôn có bị dột hay không vì trần thạch cao rất kỵ nước.
  • Dưới các tác động nhiệt, trần thạch cao vẫn bị dãn nở và tạo ra những vết nứt nhỏ ở chỗ trét lớp mastic, nên người dùng cần phải chấp nhận điều này.
  • Khi thiết kế cần tính toán kỹ, có thể làm trần thạch cao dốc theo hình mái tôn, những công trình trần thạch cao này phải đạt được độ cao nhất định mới có thể làm được vì những không gian thấp sẽ rất xấu nếu kết hợp với trần thạch cao.

Các loại trần cho nhà Dưới Mái Tôn

1. Trần tôn

Trần tôn làm từ những tấm thép cán nguội mạ kẽm hoặc nhôm kẽm được tạo hình phù hợp với không gian nội thất, giúp nâng cao tính thẩm mỹ của công trình.

Ưu điểm của trần tôn

  • Khả năng chống ăn mòn, rỉ sét tốt, sử dụng trần tôn giúp nâng cao tuổi thọ trần nhà.
  • Khả năng giảm nhiệt hoàn hảo, sử dụng tôn đóng trần giúp chống tia UV, chống oxy hóa và chống nóng hiệu quả cho công trình.
  • Màu sắc đa dạng, đáp ứng tất cả tính thẩm mỹ của công trình.
  • Trần tôn không bị co, cong vênh, nứt nẻ như trần thạch cao.
  • Trọng lượng nhẹ dễ dàng trong quá trình thi công, vận chuyển và giảm áp lực lên hệ thống ngôi nhà, phù hợp với những ngôi nhà có nền đất yếu.
  • Trần tôn có khả năng tái chế sau khi hết thời gian sử dụng, là loại vật liệu an toàn với con người và thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của trần tôn

  • Trần tôn chỉ được sử dụng đóng trần và vách, không được lợp ngoài trời.

2. Trần nhôm

Ưu điểm của trần nhôm

  • Độ bền cao: Trần nhôm được đánh giá có độ bền cao gấp nhiều lần so với trần thạch cao hay trần nhựa và ít bị cong, vênh khi sử dụng lâu dài.
  • Sử dụng trần nhôm có thể dễ dàng sửa chữa và thay mới.
  • Khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu nắng nóng và mưa gió tốt.
  • Khả năng giảm tiếng ồn tốt.
  • Mẫu mã khá đang dạng, trang trí đẹp phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng.
  • Độ bền màu cao, không bị bạc màu và chống gỉ sét tốt.
  • Trọng lượng nhẹ nên không gây sức nặng cho trần nhà.
  • Khả năng phản xạ lại ánh sáng nhằm mang đến sự sáng sủa cho cả ngôi nhà.
  • Vệ sinh, lau chùi dễ dàng và đơn giản.
  • Khả năng chịu lửa của trần nhôm rất tốt do chỉ số bắt lửa và lan truyền bằng 0. Từ đó làm giảm đáng kể sự lan rộng của đám cháy.
  • Khả năng chống thấm nước hoàn hảo.
  • Giá thành rẻ phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình…..

 Nhược điểm của loại trần nhôm

  • Trần nhôm không tạo được nét đẹp thẩm mỹ ấn tượng như một số loại trần khác
  • Trần nhôm khá hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng nên rất khó để trang trí thêm và hầu hết chúng được dùng cho việc chống nóng là nhiều nhất.
  • Xét về khả năng sử dụng lâu dài thì người ta phát hiện ra nhiều nhược điểm của trần nhôm như: vấn đề an toàn về điện, hệ thống máy móc, điều hòa, quạt trần, đèn chiếu sáng….cần được bảo hộ cẩn thận và cách điện tuyệt đối khi thi công trần nhôm cho các công trình.
  • Khi có gió lốc hay con vật chạy qua trần nhôm sẽ tạo nên tiếng ồn rất khó chịu…..

3. Trần thạch cao

Trần thạch cao gồm hai loại: trần chìm và trần nổi.

Trần thạch cao nổi là loại trần được thiết kế có khung xương hiện ra bên ngoài. Còn trần chìm là loại trần có hệ thống khung xương được che kín.

Ưu điểm của trần thạch cao

  • Trần nổi dễ dàng tháo lắp và sửa chữa
  • Trần chìm đẹp, phẳng, có thể kết hợp với đèn trang trí và dễ dàng cắt ghép hoặc uốn cong.
  • Trần thạch cao mang tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm của trần thạch cao

  • Trần thạch cao kỵ nước, dễ bị ẩm mốc, vàng ố, co, nứt võng, gây mất thẩm mỹ cho không gian nội thất.
  • Khả năng chịu trọng tải của trần thạch cao thấp.
  • Quá trình thi công trần thạch cao phức tạp, mất thời gian do phải đợi hệ thống tường thi công xong, cửa sổ và cửa chính phải hoàn thiện.
  • Giá thành cao hơn hẳn các loại trần khác.
  • Khả năng chống nóng kém.

4. Trần nhựa

Trần nhựa được làm từ bột nhựa PVC kết hợp một số chất phụ gia có tác dụng chống cháy và tạo độ dai.

Ưu điểm của trần nhựa

  • Không bị mối mọt, ẩm mốc.
  • Khả năng cách âm tương đối cao.
  • Trọng lượng nhẹ dễ dàng trong quá trình thi công và vận chuyển.
  • Giá thành tương đối rẻ.

Nhược điểm của trần nhựa

  • Sử dụng trần nhựa mang tính thẩm mỹ không cao.
  • Màu sắc hạn chế, không đáp ứng được hết yêu cầu của các công trình.

Mọi người cũng tìm kiếm
Nhà mái tôn nên làm trần gì
Nhà lợp tôn có làm trần thạch cao được không
Thi công trần thạch cao mái tôn
Nên làm trần thạch cao hay trần tôn
Nhà không làm trần thạch cao
Làm trần nhà bằng thạch cao
So sánh trần nhựa và trần tôn
Giá trần thạch cao

Comments

comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!