Thợ Thi công Trần ThảTư Vấn Thiết Kế Trần Thạch Cao

Tìm hiểu về trần thạch cao thả, trần nổi chìm là gì?

Chào quý khách.

Mời quý khách cùng thợ trần thạch cao chúng tôi tìm hiểu về cấu trúc của trần thảtrần nổi, những ưu điểm của trần thả – trần nổi, và những nhược điểm của trần thạch cao tấm thả, (trần nổi) cùng định nghĩa trần thạch cao thả.

Mục lục: 

  1. Trần thả – trần nổi là gì?
  2. Ưu nhược điểm của trần thả, trần nổi
  3. Các loại trần thả – trần nổi hiện nay
  4. Trần thạch cao thả tấm phủ PVC
  5. Trần thả tấm sợi khoáng

1. Trần nổi hay trần thả là gì:

– Trần nổi hay trần thả dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương.

– Trần thả để nói đến 1 thao tác điển hình của loại trần này là thả tấm: tức là khi thi công xong phần khung xương, lúc này đã được định hình thành các ô 600x600mm hoặc 600x1200mm lúc này người thợ cầm tấm thạch cao và thả cho tấm nằm ngay ngắn lên trên toàn bộ khung xương và rồi quen gọi là trần thả.

Trần nổi hay còn gọi là trần thả thạch cao loại khung xương Hà Nội hoặc khung xương Vĩnh Tường được tạo nên bởi các tấm thạch cao phủ nhựa trắng, kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm. Nhờ các đặc tính ưu việt của các tấm thạch cao mà trần nổi (trần thả) rất phù hợp để làm trần nhà cho chung cư, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga, …

2. Ưu nhược điểm của trần nổi – trần thả

Ưu điểm của trần nổi – trần thả:

– Trần thả, trần nổi chất liệu thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, … đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.

– Khi có sự biến đổi thời tiết , trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp. trần nổi hoặc trần thả thạch cao rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần. Thêm vào đó, chi phí trọn gói cho một trần là khá rẻ, xem bảng báo giá trần thạch cao.

– Thi công nhanh, gon và đơn giản

– Làm Trần thả, trần nổi có chi phí rẻ là sự ưu tiên lựa chọn của đa số khách hàng hiện nay.

Nhược điểm khi làm Trần nổi – Trần thả:

– Trần nổi (trần thả) có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.

– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) it ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn.

3. Các loại trần nổi – trần thả hiện nay

Trên thị trường hiện nay có vô số chủng loại nhãn mác trần thả, trần nổi khác nhau của nhiều công ty khác nhau. Tuy nhiên trần loại này vẫn được chia làm các dạng chính như sau:

3.1. Trần thạch cao thả tấm phủ PVC

Là trần thạch cao sử dụng khung xương nổi đồng bộ của các hãng khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC có tác dụng chống bám bui, chống bẩn, dai tấm, mặt sau phủ lớp giấy bạc chống được nước mưa dột và phản nhiệt tốt.

Các tấm phủ PVC phổ biến trên thị trường hiện nay là : Tầm Vĩnh Tường, Tấm Star, Tấm Suntex…

3.2. Trần sợi khoáng

Trần sợi khoáng là tổ hợp của tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường hoặc khung xương dành riêng cho tấm sợi khoáng (trong một số trường hợp sử dụng tấm gờ nhỏ). Tấm sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, xốp mềm, bề mặt được đục lỗ tạo nhám tổng thể vừa có tác dụng tiêu âm, vừa có tác dụng cách nhiệt tốt.

Tấm sợi khoáng có mẫu mã đa dạng hơn và thẩm mỹ tốt hơn so với tấm thạch cao phủ PVC vù vậy. giá thành cũng cao hơn. Chính vì vậy, tấm sợi khoáng, trần thạch cao sợi khoáng thường được sử dụng cho các công trình cao cấp hơn so với tấm phủ PVC.

Tấm sợi khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có: Armstrong, Daiken, AMF, USG…

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên. Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.

Tại Việt Nam, đối với nhà ở, hình thức trần giả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay (do yếu tố kinh tế và thi công đơn giản) là tấm thạch cao treo trên hệ khung trần bằng nhôm mạ kẽm.

Kết cấu trần thạch cao

Trần Thạch Cao là kết cấu tổ hợp của các lớp vật liêu bao gồm : Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

–  Các loại khung xương thạch cao mang công dụng chính là làm khung trụ chính, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao, nhằm tác dụng gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.

– Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

– Lớp sơn bả : Tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần, tạo vẻ đẹp cho trần.

Kết cấu trần thạch cao khung nổi

Kết cấu trần thạch cao khung chìm

Ảnh: Vĩnh tường

Đặc tính trần thạch cao

– Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng trong thời gian dài, đó là lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng.

– Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tương đối tốt.

Trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng. Trần Thạch Cao kết hợp được với nhiều vật liệu khác nhau để tạo ra các cấu kiện có tính năng đa dạng như:

  • Trần thạch cao chịu ẩm: Được kết hợp giữa khung xương thạch cao và tấm thạch cao chịu ẩm. Trần thạch cao chịu ẩm được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm như nhà tập thể cũ, phòng vệ sinh, hoặc các công trình nằm gần nguồn ẩm.
  • Trần thạch cao chịu nước: Sử dụng tấm chịu nước với hệ khung xương trần chìm, trần thả. Trần thạch cao chịu nước sử dụng cho các công trình tiếp cận với nguồn ẩm cao như vệ sinh, nhà cũ dột…v..v..
  • Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt: Tấm thạch cao kết hợp với xốp hoặc bông thủy tinh tạo ra kết cấu trần thạch cao chống nóng. Trần thạch cao chống nóng, trần thạch cao cách nhiệt được thiết kế cho các khu vực chịu nhiệt cao, chủ yếu là ngăn nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác như trần mái tôn cho nhà ở, nhà xưởng…v….v…
  • Trần thạch cao chống cháy: Là sự kết hợp của tấm thạch cao chống cháy, bông thủy tinh và khung xương, ứng dụng cho các công trình đòi hỏi chống cháy lan. Thời gian chịu lửa được tính theo: chống cháy 60 phút, chống cháy 90 phút, chống cháy 120 phút…v..v.. Tùy theo thời lượng chịu cháy cần thiết mà kiến trúc sư sẽ kết hợp các chủng loại vật liệu phù hợp để ra một sản phẩm chịu được cháy theo thời gian phù hợp đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
  • Trần thạch cao tiêu âm: Cấu tạo gồm tấm thạch cao tiêu âm, bông thủy tinh, cao su non, mút xốp, vải nỉ…v..v… được kết hợp linh hoạt vừa tạo vẻ thẩm mỹ theo thiết kế nội thất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu âm, cách âm cho từng nhu cầu cụ thể. Trần thạch cao tiêu âm ứng dụng chủ yếu cho hội trường, rạp hát, rạp chiếu phim, studio, phòng karaoke, phòng họp, phòng làm việc, nhà ở, phòng ngủ…v.v…
  • Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển: là thiết kế sử dụng trần thạch cao kết hợp với phào chỉ hoa văn, Tùy theo từng motip thiết kế mà người ta phân chia thành tân cổ điển, hay cổ điển. Trần thạch cao cổ điển hay tân cổ điển thường ứng dụng cho

Phân biệt trần chìm – trần nổi

Trong thiết kế nhà cửa, gia chủ thường có những thắc mắc về trần thạch cao chìm và nổi. Hai loại trần đó như thế nào, và mỗi loại có những ưu điểm gì? Nhà Đẹp Số sẽ giải đáp lần lượt từng câu hỏi đó dưới đây.

Trần thạch cao nổi (Trần Thả)

Trần thạch cao nổi gọi là có tên gọi khác là trần thạch cao thả, được thiết kế 1 phần thanh xương lộ ra ngoài. Trần nổi được thi công bằng phương pháp là thả các tấm thạch cao từ trên xuống.

Trần thạch cao nổi thường sử dụng cho các công trình cao tầng (trường học, văn phòng,…)

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là loại trần có khung được giấu ẩn bên trong tấm thạch cao. Được thiết kế bao gồm các tấm thạch cao và khung xương. Khung này được làm từ nhôm kẽm chữ U, bắt vít gắn kết với nhau. Khung xương đóng vai trò treo các tấm thạch cao.

Với xây dựng này, toàn bộ khung xương được ẩn giấu sau lớp thạch cao. Còn lớp thạch cao tưởng được khít lên trần nhà nhưng bản tính lại được bắt vít treo lên khung xương có sẵn.

Trần thạch cao chìm có độ thẩm mỹ cao phục vụ những thiết kế hiện đại tùy theo phong cách gia chủ

Phân tích ưu nhược điểm của trần thạch cao nổi và chìm

Ưu điểm của trần thạch cao nổi là:

– Tác dụng che đi các khuyết điểm của trần nhà (đường dây điện, ống nước, dây mạng…)

– Dễ dàng tháo rời khi muốn thay thế (khi hỏng, cần sửa chữa)

– Dễ dàng thi công

Nhược điểm của trần thạch cao nổi là:

– Không mang tính thẩm mỹ cao, khó trang trí.

Vì ưu nhược điểm của trần thạch cao nổi mà người ta thường dùng loại trần này ở các hành lang, hội trường… để tiện cho việc thay thế, sửa chữa.

Ưu điểm của trần thạch cao chìm là:

– Ưu điểm lớn nhất của thạch cao chìm đó là tính thẩm mỹ cao. Bạn có thể dễ ợt trang trí, tô vẽ hoa văn theo ý muốn. Hầu như các không gian từ nơi tiếp khách đến nơi ngủ; từ căn hộ đến biệt thự v.v đều có thể dùng loại thạch cao này.

Nhược điểm của trần thạch cao chìm là:

– Khó thay thế, sửa chữa khi hỏng

– Chi phí cao hơn do khó thi công lắp đặt

Qua những lý do trên mà trần thạch cao chìm rất được ưa chuộng, dùng trong thiết kế phòng khách trong các căn hộ rất nhiều, tuy rằng chi phí đắt nhưng đó không phải là vấn đề bởi tính thẩm mĩ cao mà nó mang lại.

Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến trần thả – trần nổi, Quý khách vui lòng liên hệ:

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!